Từ xưa đến nay, những khe tiếp giáp giữa hai nhà luôn là để chỗ để nước mưa len lỏi, thậm trí còn dự trữ nước đọng trong đó gây ảnh hướng rất xấu đến tường nhà của bạn. Để chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà này, có rất nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu biết đâu có thể áp dụng cho ngôi nhà của bạn và nhà hàng xóm.

Hiện nay, hai nhà tiếp giáp với nhau không còn xa lạ. Kinh tế phát triển, dân số tăng nhanh nên nhà cửa mọc lên cũng nhiều và san sát để đủ chỗ cho mọi người ở.

Khe tiếp giáp giữa hai nhà

Điều này tạo ra một vấn đề mà chắc chắn kể cả về sau này cũng vẫn sẽ bị đó là bị ngấm tường giữa hai nhà.

Thực trạng việc bị ngấm giữa hai nhà liền kề

Với hai nhà liền kề nhau nhất là tại thành phố. Gần như không có một khe hở nào cả. Nhưng do một số tác động nó có thể bị rạn nứt hoặc tách hẳn nhau ra.

Khi thi công, hầu hết tường giáp giữa hai nhà đều khít nhau không tách rời. Nhưng thời gian nó không còn đạt độ chuẩn xác như thế. Sẽ có một số tình trạng và yếu tố tác động sau.

Thấm dột, ẩm mốc tường

Thường nhà xây sau sẽ không được trát bên ngoài vì hai nhà quá sát nhau. Như vậy khi bị mưa xuống, chắc chán nước sẽ ngấm vào nhà mới hơn không có sự bảo vệ. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra lâu thì cả tường nhà cũ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Buộc bạn phải chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà này.

>> Tham khảo chống thấm tường nhà tại đây

Việc bị nứt hở giữa hai khe nhà do một số nguyên nhân sau:

  • Do địa trấn làm thay đổi kết cấu móng của hai nhà. Mỗi nhà sẽ nún hoặc trồi khác nhau. Làm mất liên kết giữa hai tường.
  • Do nguyên vật liệu khi thi công là khác nhau, thời gian thi công khác nhau nên sự giãn nở cũng khác nhau. Tạo ra những khe nứt là chuyện bình thường.
  • Do xây dựng không đạt chuẩn nên tạo khe giữa hai nhà ngay từ đầu

Còn rất nhiều lý do khác nhưng toàn bộ lý do này. Đều mang đến hệ quả là hai bức tường bị tách rời nhau. Nước mưa chảy vào giữa hai tường và gây ngấm nước vào tường, vào trong nhà.

Cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà khi bị tách rời

Có rất nhiều cách chống thấm khe tiếp giáp. Từ đơn giản đến phức tạp, ta có thể tìm hiểu một số cách sau đây:

Chống thấm bằng mái tôn

Cách chống thấm bằng tôn tạo thành mái chảy sang hai sân thượng là cách sử dụng cho những trường hợp. Nhà hai bên cao bằng nhau ( có thể lệch nhau 5-10 cm vẫn được).

Cách này sử dụng tôn kẽm hoặc tôn nhựa, tạo thành hình chóp mái bao phủ hết 2 khe nhà và cho chảy ngược lại vào sân thượng. Nên nhớ tốt nhất là giữa khe 2 nhà có bờ tường. Tránh trường hợp không có bờ tường ngăn nước sẽ trôi ngược lại.

>> Tham khảo cách chống thấm chân tường tại đây

Chống thấm bằng keo gốc silicon hoặc keo tạo màng gốc polymer, acrylic

Phương pháp này dành cho những khe nứt rạn như chân chim. Nhỏ và chạy thành rãnh. Bạn sẽ bơm keo để bít và hàn lại liên kết giữa những vết nứt trên tường.

Nếu là keo tạo màng plymer hay crylic. Nó có tính dàn hồi cao, chống chịu nước và nhiệt tốt. Nên khi bơm phủ lên điểm tiếp giáp nhỏ giữa hai nhà chắc chắn không bị ngấm nước.

Đây là cách chống thâm khe tiếp giáp giữa hai nhà dạng nhỏ nhất bạn nên thực hiện. Nếu khe tiếp giáp lớn hơn bạn nên dùng cách khác.

>> Tham khảo dòng sản phẩm keo chống thấm

Sử dụng các dòng sản phẩm sơn chống thấm

Đây là lựa chọn tối ưu, an toàn và hiệu quả nhất cho mọi công trình. Trong quá trình thi công, ở vị trí phân tiếp giáp chúng ta nên sử dụng gạch đặc. Vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.

Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài xong ta có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài. Với trường hợp này phổ biến nhất là sử dụng các loại sơn chống thấm pha xi măng, tiêu biểu nhất là sản phẩm sơn chống thấm CT11A Kova.

Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, khả năng chống thấm của loại sơn này có thể suy giảm do chịu tia nắng mặt trời phá hủy. Để hiệu quả chống thấm tốt nhất từ khi mới bắt đầu, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng kết hợp chống thấm với dung dịch chống thấm dạng tinh thể của Water Seal DPC.

Cụ thể như sau: Trước khi phủ lên tường lớp chống thấm pha xi măng hãy phun dung dịch chống thấm thẩm thấu Water Seal DPC lên bề mặt tường đã được làm sạch. Do Water Seal DPC thẩm thấu sâu vào trong lớp vữa của tường đồng thời bịt kín các lỗ mao rỗng và vết nứt chân chim của tường giúp tăng độ liên kết cho vữa tường đồng thời lớp chống thấm dày từ 10 – 20 mm, nước mưa không thể thẩm thấu qua được lớp chống thấm rất dày này.

Với phương pháp chống thấm này, tường nhà bạn sẽ có khả năng chống thấm lên tới hơn 20 năm so với việc chỉ sử dụng sơn chống thấm pha xi măng (3-5 năm).

Trên đây là cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà mà Thợ sơn TKS muốn chia sẻ đến quý vị mong sẽ giúp quý vị có những kiến thức và kinh nghiệm cho mình khi chọn lựa sản phẩm chống thấm cho ngôi nhà của mình.

Hãy nhấc điện thoại và gọi ngay cho chúng tôi nhá !

Cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *