Chống thấm trần nhà là biện pháp tốt nhất để bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi nấm mốc, thấm dột, hay dạn nứt trần, … khi mà mùa mưa tới. Việc chống thấm sẽ giúp tăng tuổi thọ công trình, đảm bảo chất lượng công trình một cách tối ưu nhất.
Tại sao phải chống thấm trần nhà ?
Thực tế, đa phần người tiêu dùng chủ quan trong việc chống thấm ngay từ đầu mà chỉ chú ý khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu thấm, mới bắt đầu sửa chữa. Vậy những ảnh hưởng nào mà thấm trần nhà có thể gây ra cho ngôi nhà của bạn.
Chất lượng nhà ở bị xuống cấp, mất tính thẩm mỹ
Thấm dột trần nhà lâu ngày sẽ gây ra việc vàng ố phần sơn, bong tróc và phồng rộp. Theo thời gian, sẽ xuất hiện các vết nứt, tạo thành các khe nước len lỏi vào khi trời mưa, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng bên trong và tạo ra các lổ hỏng, gây mất thẩm mỹ cho trần nhà.
Thấm lây lan sang các khu vực khác của ngôi nhà
Các vết thấm trần nhà nếu không được sửa chữa kịp thời, có thể lây sang các khu vực khác như tường nhà, vị trí phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh,… ảnh hưởng sâu vào các lớp kết cấu bên trong, tạo thành thấm dây chuyền, khó khăn trong việc trùng tu và sửa chữa.
Gây rò rỉ nguồn điện và các thiết bị điện âm tường
Môi trường rò rỉ nước lâu ngày sẽ dễ làm chập các mạch điện bên trong, các thiết bị điện âm tường, cực kì nguy hiểm cho các hoạt động hằng ngày của con người. Hơn nữa, thấm dột sẽ làm hư hỏng và mốc meo các nội thất bên cạnh, tốn kém về mặt vật chất.
Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Lâu ngày, môi trường với độ ẩm thấp sẽ tạo ra các vết rêu bám và là môi trường “lý tưởng” để sản sinh ra các loại vi khuẩn đe dọa sức khỏe con người.
Chi phí trùng tu tốn kém
Theo lời khuyên của các chuyên gia, chống thấm nên được thực hiện ngay từ đầu, bởi ngân sách để trùng tu từng vết thấm một là không hề nhỏ. Bên cạnh đó, đối với trần nhà, cũng là một trong những bộ phận gây khó khăn cho người thi công, tốn kém về cả công sức và thời gian.
Một số nguyên nhân gây thấm trần nhà
Sự rạn nứt sàn mái
Đối với các sàn mái bê tông, sự co giãn nhiệt độ thường xuyên dễ dàng dẫn đến tình trạng co ngót bê tông, gây ra các vết nứt nghiêm trọng. Từ đó, vào mùa mưa, nước sẽ dễ dàng len lỏi và tạo thành các dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà, thậm chí lan sang tường nhà. Không chỉ vậy, thiết kế thi công sàn mái thiếu độ gốc cũng sẽ gây đọng ứ nước lâu ngày.
Thấm từ sàn nhà trên lây lan xuống
Đối với các nhà cao tầng, thấm có thể lây lan dễ dàng từ sàn nhà trên xuống trần dưới, ngoài ra, thấm nhà vệ sinh và sân thượng cũng là một trong những nguyên nhân chính bởi độ ẩm thấp cao, hệ thống nước dễ rò rỉ.
Lỗi kỹ thuật khi thi công và vật liệu kém chất lượng
Trong quá trình thiết kế thi công, nhiều thầu thợ thường bất cẩn tính toán sai các bước kĩ thuật, vật liệu, dẫn đến sau thời gian dài sử dụng, trần nhà bắt đầu xuống cấp và dễ bị thấm. Đối với những gia chủ được tư vấn thi công chống thấm từ sớm, vấn đề chọn nhầm phải sản phẩm kém chất lượng hay không đạt được độ bền cũng là nguyên nhân dẫn đến nhà nhanh xuống cấp và thâm nghiêm trọng.
Những cách/vật liệu chống thấm trần nhà phổ biến hiện nay
Dùng phụ gia chống thấm trộn với vữa, bê tông ngay trong khi xây nhà: Là phụ gia dạng lỏng, dùng để trộn vữa xi-măng, bê-tông có tác dụng làm tăng độ linh động và biến dẻo của hồ vữa, ngăn ngừa sự rạn nứt của vữa xi-măng, bê-tông đồng thời làm tăng mác và khả năng chống thấm của vật liệu. Phụ gia chống thấm không thay thế cho Chất chống thấm. Phụ gia chống thấm trộn vữa xi măng, bê tông mà thợ sơn TKS đề xuất: Chất chống thấm KOVA CT-11B.
Dùng Sơn chống thấm bên ngoài bề mặt tường, trần: Về bản chất, là sơn phủ bề mặt với chức năng thiên về mặt thẩm mỹ nhiều hơn và có thêm tính năng chống thấm nhờ vào lớp màng mỏng, theo thời gian dễ bị lão hóa bởi tia UV, dễ bong tróc hoặc dễ dàng bị tác động ngoại lực làm rách lớp màng này khi đó sự thấm sẽ xảy ra tức thì. Sơn chống thấm không thay thế cho Chất chống thấm.
Dùng Chất chống thấm – Vật liệu chuyên dùng của thầu thợ: Chất chống thấm là sản phẩm chuyên dụng gắn liền với chức năng chống thấm, thành phần gồm các chất kỵ nước có khả năng liên kết chặt vào sâu bên trong và lấp đầy các mao dẫn của bề mặt vật liệu để ngăn nước thấm qua, độ bền vì vậy kéo dài theo thời gian. Thợ sơn TKS xin đề xuất Sơn KOVA CT-11A
Mỗi vật liệu chống thấm đều có công năng khác nhau, cách thi công và độ bền qua thời gian là khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp dùng vật liệu là chất chống thấm vẫn là phương pháp hữu hiệu duy nhất không thể thay thế hiện nay bởi nhờ sự lấp đầy các lỗ hổng li ti sâu bên trong hỗn hợp vữa, bê tông và gạch nên khả năng chống thấm rất tốt và tuổi thọ lâu bền hơn các phương pháp khác.
Cách chống thấm trần nhà mới với CT-11A Sàn do Thợ sơn TKS đề nghị
Vật liệu chống thấm được thầu thợ tin dùng hiện nay là sản phẩm CT-11A của KOVA. Đối với vị trí trần nhà cần phải chống thấm sàn mái theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt vữa ximăng, bêtông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Đối với tường mới cần để kết cấu vữa ximăng ổn định (tối thiểu 12 ngày), đối với sàn (tối thiểu 21 ngày)
- Bước 2: Phủ 3 lớp chống thấm CT-11A sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.
- Bước 3: Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm đồng thời để lót gạch hoặc phủ mastic SK-6 chống nóng cho sàn mái.
Đặc điểm: Lớp mastic SK-6 dai cứng, chịu ẩm ướt, chịu tia UV, đặc biệt có khả năng cách nhiệt cực tốt, giúp giảm đáng kể nhiệt độ cho phòng tầng dưới. Đồng thời lớp SK-6 cũng tạo phẳng cho sàn mái nếu không lót gạch.
Hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất:
Thợ sơn TKS – thothicongson.com
Hotline: 0869.657.327
Fanpage: https://www.facebook.com/tongkhosoncom/
Địa chỉ: Số 15/109 Trần Duy Hưng – Hà Nội