Có thể nói kim loại đóng một vai trò vô cùng to lớn trong nhiều lĩnh vực ngành nghề hiện nay. Tuy nhiên, thành phần của kim loại chủ yếu là từ hợp kim của sắt nên chỉ sau một thời gian sử dụng thì nó thường xảy ra hiện tượng oxi hóa hoặc ăn mòn thụ động hình thành nên những hợp chắt sắt oxit ngậm nước – một loại hợp chất có màu nâu đỏ, giòn, xốp và dễ dàng bóp nát vỡ vụn. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ vừa gây ra thiệt hại rất lớn về kinh tế.

Đứng trước những thách thức như trên thì giải pháp sơn kim loại được ra đời giúp giải quyết được phân nào những thách thức nói trên. Vậy sơn kim loại là gì? Nó có những đặc điểm như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới nội dung sau đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Sơn kim loại là gì?

Sơn kim loại là những loại sơn chuyên dụng được sử dụng để phủ lên bề mặt kim loại có tác dụng trang trí mang lại tính thẩm mỹ cao cũng như bảo vệ kim loại trước những tác động từ môi trường bên ngoài.

Những lợi ích khi sử dụng sơn kim loại

Trước khi đi vào nghiên cứu sơn kim loại nên dùng loại nào thì trước hết chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về những lợi ích mà bạn nhận được khi sử dụng sơn kim loại như sau:

  • Trước tiên công dụng chính của sơn kim loại là bảo vệ bề mặt không bị ăn mòn, rỉ sét. Hiện tượng rỉ sét làm cho bề mặt công trình rất mất mỹ quan và nhanh xuống cấp rất nguy hiểm. Vì vậy, việc sử dụng sơn kim loại giúp bảo vệ cho bề mặt kim loại tăng thêm tuổi thọ và tính thẩm mỹ hơn gấp nhiều lần.
  • Khi sử dụng sơn kim loại, nếu như tuổi thọ của sơn sắp hết thì bạn chỉ cần sơn lại là công trình lại được bảo vệ tối ưu như mới. Làm giảm bớt rất nhiều chi phí sửa chửa và bảo quản bề mặt kim loại.
  • Sơn kim loại giúp ích rất nhiều cho việc trang trí theo sở thích của người tiêu dùng. Nhờ đó mà khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn màu sơn mong muốn phù hợp nhất với thiết kế của cac công trình bằng kim loại.
  • Sơn kim loại với tính dẻo dai, chịu hóa chất, chịu muối biển tốt. Khả năng chống chịu tùy theo từng loại như một lớp áo giáp bảo vệ công trình tối đa.

Tóm lại: Có thể nói sơn kim loại là lớp áo giáp mềm mỏng nhưng vô cùng lợi hại giúp bảo vệ tối ưu cho công trình của bạn. Lựa chọn sơn cho bề mặt kim loại là nhu cầu thiết yếu để bảo vệ công trình với mức chi phí thấp nhất. Hãy lựa chọn đúng loại sơn phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Sơn kim loại nên dùng loại nào?

Trên thị trường hiện nay, không khó để bạn tìm được một loại sơn cho kim loại. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, hệ thống sơn bảo vệ kim loại vô cùng đa dạng từ chủng loại, sản phẩm cho đến tính năng.

Là một đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên phân phối các loại sơn kim loại, Thợ Sơn TKS xin chia sẻ đến bạn đọc kinh nghiệm để quý khách chọn sơn kim loại tốt nhất chính là trước tiên bạn phải xác định được kim loại được sơn sẽ sử dụng vào mục đích gì và ở trong môi trường nào, theo quy chuẩn nào. Sau đây là một số ví dụ thực tế:

  • Kim loại sử dụng làm đồ gia dụng trong nhà đơn giản hoặc những cánh cửa bằng kim loại: Đối với những loại này thì chỉ cần sử dụng sơn dầu để bảo vệ ở mức độ bình thường.

Hiện nay, trên thị trường có một số loại sơn dầu được khuyên dùng có thể kể đến như: Sơn dầu Jotun Gardex , Joton Jimmy, sơn dầu Cadin, Sơn dầu Toa, sơn dầu Đại Bàng, sơn dầu Bạch Tuyết,…

Sơn dầu kim loại cho cửa sắt
  • Sơn sử dụng cho bề mặt Inox (thép không gỉ): Đối với những bề mặt Inox thì sơn thép mạ kẽm là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Trên thị trường hiện nay, một số loại sơn thép mạ kẽm được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như: sơn thép mạ kẽm Zn, Sơn thép mạ kẽm HP, sơn thép mạ kẽm Hải Âu,…

Sơn thép mạ kẽm cho bề mặt inox
  • Kim loại sử dụng cho những thiết bị máy móc dùng trong nhà: Đối với loại này thì khách hàng nên sử dụng sơn chống rỉ kim loại 1 thành phần.

Trong hệ sơn kim loại 1 thành phần thì nó lại bao gồm nhiều hạng mục sơn khác nhau như:

+ Sơn chống rỉ Alkyd: Tiêu biểu có thể kể đến như sơn chống rỉ Đại Bàng, Sơn chống rỉ ATM, sơn chống rỉ Joton, Jotun,…

+ Sơn chống rỉ Acrylic: Sơn chống rỉ 1 thành phần được sản xuất từ gốc Acrylic tiêu biểu với các loại sau đây: Sơn chổng rỉ Durgo, …

Sử dung sơn chống rỉ 1 thành phần cho các thiết bị máy móc nhà xưởng
  • Đối với những công trình bằng sắt thép có sự đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật như: hệ thống cầu cống, cấu kiện nhà xưởng, những công trình sắt thép ngoài biển, dùng cho môi trường nước biển,… thì quý khách nên hướng đến dòng sơn chống rỉ Epoxy với tính năng bảo vệ vượt trội, có khả năng chịu mài mòn, chống va đập, chống thấm nước hiệu quả,…

Trên thị trường hiện nay, một số loại sơn chống rỉ Epoxy đang được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như: sơn chống rỉ Jotun, Joton, Durgo, Đại Bàng,…

Sơn chống rỉ 2 thành phần đối với những công trình kim loại ngoài trời
  • Đặc biệt, đối với những công trình kim loại ngoài trời thường chịu ảnh hưởng của những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: dầu mỡ, axit, hóa chất, những công trình tiếp xúc trực tiếp với hơi muối, nước biển,… Sơn kim loại tốt nhất đối với những trường hợp này là Sơn PU do nó có đặc điểm chống hóa chất và độ lỳ về mặt phản ứng hóa học cao hơn so với sơn Epoxy.

Trên thị trường hiện nay, sơn PU kim loại bao gồm một số loại tiêu biểu sau đây: Sơn PU Đại Bàng, Hải Âu, KLC, Durgo, …

Sơn PU kim loại đối với những công trình chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết khắc nghiệt
  • Ngoài ra, trong hệ sơn kim loại, còn có một hệ sơn đặc biệt mang tên là sơn tàu biển. Nói về sơn tàu biển thì nó được chia thành các phân khúc sau:

+ Sơn Cao su clo hóa:

Hệ sơn tàu biển cao su clo hóa là sơn 1 thành phần được chế tạo trên cơ sở nhựa cao su clo hóa, nhựa tổng hợp cao cấp, bột màu, dung môi hữu cơ và các phụ gia khác.

Sơn tàu biển cao su clo hóa dùng để bảo vệ, trang trí cho phần vỏ tàu biển, các thiết bị máy móc, cầu kiện, sơn dùng dưới nước, ngoài trời trong ngành hóa chất và giao thông vận tải…

Một số sản phẩm sơn cao su clo hóa được sử dụng nhiều nhất có thể kể đến một số thương hiệu như: Hải Phòng , Việt Nhật, Durgo, Thế Hệ Mới,..

+ Sơn phủ màu tàu biển:

Sơn phủ màu tàu biển là sơn cao cấp polyurethane 1 thành phần và sơn polyurethane 2 thành phần; dựa trên phản ứng giữa Acrylic polyol và isocyanate, bột màu, dung môi và một số phụ gia.

Sơn PU dùng làm sơn phủ bề ngoài với tính năng chịu thời tiết vượt trội; có tác dụng trang trí và chống thẩm thấu các tác nhân ăn mòn đối với bề mặt cần bảo vệ, chịu nước ngọt và nước mặn rất tốt.

Sơn phủ màu tàu biển bao gồm:

  • Sơn phủ PU 1 thành phần
  • Sơn phủ PU 2 thành phần
  • Sơn phủ cao su clo hóa
  • Sơn phủ Alkyd biến tính và sơn phủ chống hà.

+ Sơn chống hà tàu biển

Là loại sơn chống hà tự mài bóng không chứa thiếc trên cơ sở sự kết hợp của polyme đặc chủng không chứa oxít đồng, được thiết kế cho phần dưới nước của tàu.

Sơn chống hà tàu biển đảm trách nhiệm vụ và chức năng chống hà cho từng bộ phận: Đáy tàu, đáy thuyền và phần dưới mớn nước của tàu.

+ Sơn chống rỉ tàu biển :

Hệ sơn được sử dụng để bảo vệ toàn bộ con tàu. tùy từng bộ phận mà ta sử dụng các sản phẩm sơn chống rỉ khác nhau.

Kết Luận: “sơn kim loại nên dùng loại nào?” thì việc quan trọng nhất bạn cần làm chính là xác định được:

  • Kim loại được sơn sẽ sử dụng vào mục đích gì?
  • Kim loại được sử dụng trong môi trường nào và theo quy chuẩn nào?

Từ những chia sẻ trên, Thợ Sơn TKS hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn loại sơn kim loại phù hợp nhất, tốt nhất và tiết kiệm nhất.

Để được tư vấn thêm về sơn kim loại cũng như thi công sơn kim loại. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Thợ Sơn TKS để được hỗ trợ chi tiêt và báo giá sơn kim loại tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Thợ sơn TKS – thothicongson.com

Hotline: 0869.657.327

Fanpage: https://www.facebook.com/tongkhosoncom/

Địa chỉ: Số 15/109 Trần Duy Hưng – Hà Nội

Sơn kim loại nên dùng loại nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *