Trong các tòa nhà cao ốc, nhà cao tầng thì tầng hầm là 1 phần không thể thiếu. Tầng hầm là khu vực để xe, nhà kho, hoặc khu xây dựng trung tâm thương mại trong các khu đô thị như Time City, Royal City, …  Không chỉ chống chịu áp lực lớn, với các chức năng như trên thì việc đảm bảo an toàn cho hạng mục này như hoạt động chống thấm dột tầng hầm triệt để là vô cùng cần thiết.

Thấm dột tầng hầm là gì? Nguyên nhân gây thấm dột tầng hầm

Thấm dột tầng hầm

Thấm dột tầng hầm là hiện tượng nước ở cạnh các mạch ngầm xâm nhập trực tiếp dẫn đến ảnh hưởng xấu đến mỹ quan cũng như chất lượng, kết cấu công trình. Có thể thấy rõ:

  • Hầm luôn ẩm ướt, bí bách, rêu mốc mọc đầy thành mảng
  • Rò rỉ nước tại các vị trí lắp đặt ống dẫn thoát nước của cả tòa nhà
  • Công trình xập xệ, sụt lún, xuống cấp hư hại
  • Mối mọt đục khoét chân tường hầm
  • Nước tù đọng ở mặt đáy tầng hầm nhiều ngày, nhất là vào mùa mưa bão
  • Không khí bí bách, ngột ngạt, khó chịu cho người hoạt động trong khu vực hầm


Nguyên nhân gây ra tầng hầm bị thấm dột

Những nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Nước ở mạch ngầm xâm nhập
  • Trong quá trình thi công, các khối bê tông được đổ tại tầng hầm không đảm bảo chất lượng nên đã sàn, tường bị co ngót, có khe hở nên dễ bị ngấm nước, đọng hơi ẩm.
  • Mưa lớn kéo dài ngấm xuống mặt đất xâm nhập vào khu vực hầm
  • Chưa tiến hành thi công xử lý chống thấm dột tầng hầm triệt để
  • Sử dụng không đúng phương pháp thích hợp, kỹ thuật không đảm bảo, vật liệu chất lượng kém
  • Do đặc điểm địa chất, nền đất chưa được nện chặt, dễ gây sụt lún, nứt nẻ
  • Tường, mặt đáy, … tầng hầm do sử dụng lâu năm bị thấm dột do xuống cấp

Biện pháp khắc phục chống thấm tầng hầm

Đối với bề mặt thi công được chuẩn bị trước khi sử dụng các phương pháp chống thấm tầng hầm

  • Loại bỏ sạch tạp chất trên bề mặt.
  • Đánh và thổi sạch bụi, đục tẩy các vị trí lồi lõm.
  • Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.
  • Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.

Cách 1: Chống thấm tầng hầm bằng dán màng khò nóng hoặc màng dán lạnh

Bước 1: Quét lớp tạo dính

  • Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).
  • Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.

Bước 2: Lựa chọn dán màng chống thấm Bitum trong các phương pháp chống thấm tầng hầm

  • Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoặc khò phải được úp xuống dưới.
  • Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
  • Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoặc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
  • Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
  • Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.

Bước 3: Những điểm cần chú ý khi chống thấm tầng hầm nhà cao tầng 

  • Tại vị trí chồng mép. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
  • Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.
  • Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
  • Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.

Cách 2: Dùng chất điền bê tông silicat (còn được gọi là densifiers)

Cũng chỉ thích hợp cho những bức tường chưa được sơn hoặc phủ. Các sealers ngâm trong hóa học sẽ phản ứng với các thành phần trong bê tông hoặc gạch lát tạo thành một bề mặt không thấm nước. Nó không bị bong tróc nên bạn có thể sơn phủ lên chúng, nhưng bạn sẽ cần phủ ít nhất là hai lớp. 

Cách 3: Dùng sơn chống thấm: Với sơn chống thấm bạn có thể chọn lựa được rất nhiều phương pháp thi công từ lăn cho tới phun. Sơn chống thấm có thể sơn lên các bề mặt tường bị thấm đã được sơn trước đó.

Cách 4: Làm vách hầm (đổ vách sau khi làm móng) áp dụng cho các công trình có diện tích đất xây dựng lớn. Có thể đào mở được và chủ yếu áp dụng cho công trình có từ 1 đến 3 tầng hầm.

Cách 5: Làm tường vây (tường Barrette) thi công trước khi làm móng. Áp dụng cho mọi loại công trình kể cả có nhiều tầng hầm.

Tại sao bạn nên lựa chọn dịch vụ thi công chống thấm tầng hầm của Thợ sơn TKS?

Dù sử dụng phương pháp thi công chống thấm tầng hầm nào thì kỹ thuật thi công luôn là yếu tố được cân nhắc đầu tiên. Chính vì lý do đó, việc lựa chọn sự hỗ trợ từ Thợ sơn TKS chắc chắn mang đến sự an tâm hài lòng vì:

  • Chúng tôi là đơn vị thi công sơn chống thấm chuyên nghiệp tại Hà Nội với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Công ty có đội ngũ nhân viên là các kỹ sư nhiều kinh nghiệm, đội thợ thi công năng động, nhiệt tình và đặt tiêu chí chất lượng phục vụ khách hàng lên hàng đầu.
  • Chúng tôi là tự hào đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm hiệu quả nhất, uy tín nhất chất lượng hàng đầu hiện nay với giá thành rẻ nhất.

Vui lòng liên hệ với Thợ sơn TKS để được tư vấn.

Thợ sơn TKS – thothicongson.com

Hotline: 0869.657.327

Fanpage: https://www.facebook.com/tongkhosoncom/

Địa chỉ: Số 15/109 Trần Duy Hưng – Hà Nội

Tìm hiểu nguyên nhân và cách thợ sơn TKS xử lý chống thấm tầng hầm
Tagged on:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *